PENPRO Bút luyện chữ đẹp

[tintuc]





1. Học thuộc bảng chữ cái
Ngày nay, có rất nhiều bài hát hoặc những loại đồ chơi vui vẻ có tác dụng giúp bé học thuộc lòng bảng chữ cái. Bạn cũng nên giúp bé cách phát âm chuẩn. Nhiều bé bị ngọng khi nói chữ “l” hay “n” hay phát âm sai chữ “p” và “b”.
2. Biết viết tên mình
Đọc và viết là hai kỹ năng khó khăn khi bé bắt đầu làm quen với bảng chữ cái. Cách tốt nhất là bạn có thể trở thành cô giáo tại gia cho bé. Chuẩn bị một tờ giấy trắng, bút chì, tẩy, bạn viết thật to tên của bé trên giấy và hướng dẫn bé tô lại. Tiếp đến, bạn cầm tay và cùng bé viết lại tên cho đến khi thành thạo.
3. Thuộc nhiều bài hát
Giai điệu và ngôn từ qua bài hát là cách thú vị giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Bạn chớ nên ngại ngùng khi cất cao giọng, hát tặng bé những bài ngộ nghĩnh. Các bé thường có xu hướng nhanh thuộc lời bài hát hơn khi cùng được ngân nga hàng ngày với cha mẹ. Không những thế, bạn còn có thể mượn lời bài hát để giải thích những sự vật, hiện tượng có trong đó cho bé hiểu.
4. Kỹ năng giao tiếp
Bước chân vào bậc tiểu học, bé phải làm quen với môi trường rộng lớn hơn so với khoảng thời gian bé học mẫu giáo. Những bé cởi mở, giỏi giao tiếp sẽ thích nghi với bạn bè, thầy cô nhanh hơn. Cha mẹ nên tạo cho bé thói quen vui chơi cùng nhóm bạn. Kỹ năng này giúp bé hòa nhập, không khóc lóc và ham thích đến trường.
5. Sử dụng máy vi tính
Không phải là chỉ cho bé xem hoạt hình hay nghe ca nhạc trên máy tính, bạn hoàn toàn có thể hướng dẫn bé 5, 6 tuổi sử dụng chuột, bàn phím hay các nút tắt, mở trên máy vi tính. Bé sẽ học rất nhanh và không bối rối khi phải tiếp xúc với máy vi tính sau này.
6. Sẻ chia với người khác
Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm khi nuông chiều bé thái quá. Khi ấy, bé sẽ trở nên ích kỷ, nghĩ mình là nhất và sẽ khó khăn khi vui chơi với các bạn ở lớp. Bé ích kỷ thường dễ bị cô lập và khó tiếp thu bài vở hơn các bạn khác.
7. Biết cách tự chăm sóc bản thân
Đến tuổi này, bạn có thể để bé tự lập trong việc mặc quần áo, đội mũ, đi tất, đi giày. Có thể bạn muốn làm giúp bé những công việc này cho nhanh nhưng hậu quả sẽ ngoài tưởng tượng. Bé sẽ không biết xử lý nếu chẳng may bị tuột dây giày hay cúc áo ở lớp.
8. Tìm cho bé một người (nhóm) bạn thân
Với bé, có một người bạn để tâm tình hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Vui chơi cùng các bạn cùng lứa không những giúp bé cân bằng tâm lý, thoải mái tinh thần mà thông qua những người bạn, cha mẹ cũng có thể biết được những rắc rối bé đang gặp phải để kịp thời can thiệp.
9. Biết sáng tác truyện
Nên tạo thói quen kể chuyện cho bé trước giờ đi ngủ hàng ngày. Tiếp đến, bạn có thể gợi ý để bé biết cách xây dựng những câu chuyện theo trí tưởng tượng của bé. Bạn chỉ nên đưa cho bé một vài mẫu nhân vật, tình tiết và để bé hoàn thiện câu chuyện theo cách riêng.
10. Hoàn thành công việc
Bạn nên rèn cho bé kỹ năng hoàn thành công việc theo yêu cầu. Bé buộc phải đánh răng, rửa mặt khi ngủ dậy hoặc thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Thói quen này rất hữu ích sau này khi bạn yêu cầu bé phải hoàn thành hết những bài tập cô giáo giao cho mới được đi ngủ.
11. Tham gia trò chuyện cùng người nhà
Gia đình là môi trường quan trọng nhất với sự phát triển của bé. Dù bận rộn đến mấy, bạn cũng nên thu xếp thời gian để cùng ăn tối, xem tivi, nấu ăn hay làm việc nhà với bé. Nhấn mạnh với bé rằng, bé có thể chia sẻ hay trao đổi về bất kỳ điều rắc rối nào xảy ra ở lớp sau này.
12. Xây dựng sự tập trung
Ở độ tuổi mẫu giáo, bé thường làm những mọi việc theo ý thích. Chẳng hạn, bé sẽ bỏ dở bức tranh đang vẽ để xem phim hoạt hình. Tính cách này không tốt nếu bé đi học mà thiếu tập trung vào bài giảng. Nếu bạn muốn bé hoàn thiện một bức tranh, tốt nhất nên cho bé làm việc này trong phòng riêng, yên tĩnh và bạn nên kiểm tra kết quả sau đó.
13. Học đếm số
Bé có thể làm theo đúng những yêu cầu của bạn như “Con đặt 3 quả cà chua vào rổ giúp mẹ” hoặc trả lời chính xác những câu hỏi có liên quan đến số đếm như “Nhà mình có bao nhiêu người?”… Đếm số là cách giúp bé tăng cường trí nhớ và nhanh tiếp thu môn học có liên quan đến con số ở trường.
14. Phân biệt được quá khứ và tương lai
Bạn nên giúp bé hiểu được khái niệm chỉ thời gian đơn giản như ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai hay tuần trước, tuần tới… Khi đi học, bé sẽ phải làm quen với thời khóa biểu, vì vậy, giúp bé nhận diện được thời gian sẽ giúp ích cho bé.
15. Dạy bé cách đặt câu hỏi
Bé thích tò mò hỏi về nhiều thứ xung quanh mình nhưng cách diễn đạt thường chưa chuẩn xác. Bạn nên dạy bé cách đặt câu hỏi chính xác và dễ hiểu hơn. Đồng thời bạn cũng nên khuyến khích để bé tự tin khi bày tỏ những vấn đề còn thắc mắc. Để bé hiểu rằng, bé có thể hỏi cha mẹ, bạn bè hay thầy cô giáo những điều bé muốn tìm hiểu.
16. Nhận biết thế giới tự nhiên
Chia các loài vật, cây cối, hoa cỏ thành những nhóm riêng biệt để bé dễ nhớ như nhóm động vật ăn thịt, nhóm động vật ăn cỏ, nhóm cây có quả ăn được, nhóm cây có quả không ăn được… Cách này giúp bé phát triển tư duy so sánh, tổng hợp.
17. Chơi xếp hình
Xếp hình là trò chơi trí tuệ phù hợp với lứa tuổi của bé (3-6 tuổi). Trò chơi này còn giúp bé phát triển tư duy logic, vì vậy, bé cũng thông minh hơn khi bước vào lớp 1.
18. Vận động mỗi ngày
Lịch học ở bậc tiểu học sẽ nặng hơn ở lớp mẫu giáo. Nếu bé không có sức khỏe tốt, bé sẽ mệt mỏi, buồn chán và học kém. Bạn nên hình thành cho bé thói quen hoạt động ngoài trời như vui chơi, đạp xe trong công viên, vừa giúp bé khỏe mạnh, dẻo dai vừa giúp tinh thần bé được minh mẫn.
19. Nhận biết các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe
Dạy bé phân biệt những loại thực phẩm an toàn và những loại có hại cho sức khỏe, đồng thời bạn nên khuyến khích bé ăn đa dạng chất. Không nên cố nhét thêm bánh, kẹo ngọt trong túi quần để bé tiện lợi khi ăn vặt.
( # Chúng tôi là giáo viên tiểu học )
[/tintuc]

Chát Trên Facebook
-->