[tintuc]
10 CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH TRUNG THU GIÚP TRẺ GHI NHỚ NÉT ĐẸP CỔ TRUYỀN
Tết Trung Thu PENPRO |
Cùng #PENPRO đón tết trung thu.
1. Sự tích Trung thu phá cỗ đêm trăng rằm tháng 8
sự tích phá cỗ |
Tương truyền thời Đường Minh Hoàng, Trung Quốc, vua Đường thổ lộ ao ước được một lần lên cung trăng trong bữa tiệc thưởng nguyệt cùng các quan nhân vào ngày rằm tháng 8. Mộng ước thành thực, sau khi pháp sư Diệu Pháp Thiên hóa phép, vua Minh Hoàng bay người lên cung trăng và được chúa tiên tiếp rước, mở đại tiệc. Hàng trăm tiên nữ cầm dải lụa trắng, vừa múa vừa hát khúc Nghê Thường Vũ Y say mê lòng người. Cuối năm, quan Tiết Độ Sứ cai trị vùng Tây Lương dâng vua Minh Hoàng đoàn vũ nữ múa điệu Bà La Môn. Vua Đường vô cùng ngạc nhiên vì thấy quá giống với điệu múa thưởng trăng xưa và hết lời khen ngợi. Về sau, các quan chư hầu bắt chước mang điệu này múa phổ biến khắp các vùng quê, phiên trấn xa xôi vào những dịp rằm tháng 8.
Tại Việt Nam, không biết từ khi nào, phong tục phá cỗ Trung thu được du nhập và ghi chép lại trong cuốn "Việt Nam Phong Tục" của ông Phan Kế Bính. Ban ngày nhà nhà làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Gia đình đoàn tụ bên mâm cỗ tròn đầy, bố mẹ kể những câu chuyện sự tích đêm rằm cho con cái.
2. Sự tích bánh Trung thu
Tại vương quốc thịnh vượng nọ, có một vị vua và hoàng hậu cùng nhau uống trà thưởng nguyệt ngày trăng rằm. Bất chợt, nhà vua phát hiện có món bánh đến ngon lạ kỳ liền đặt một tên gọi lãng mạn là bánh Nguyệt. Tin lành đồn xa, loại bánh này được phổ biến rộng rãi khắp kinh thành để muôn dân cùng được hưởng hồng phúc. Phong tục ăn bánh Trung thu ngày rằm vẫn được gìn giữ cho tới tận thời hiện đại. Mọi thành viên trong gia đình quây quần tụ họp bên mâm cỗ bánh nướng, dẻo. Bánh thường có hình tròn tượng trưng cho sự đoàn viên, sum vầy.
Sự tích bánh Trung thu |
3. Sự tích Đèn kéo quân
Sự tích Trung thu mẹ kể cho bé không thể thiếu câu chuyện về chiếc đèn kéo quân. Tương truyền vào gần dịp tết Trung thu, nhà vua mở hội thi khéo tay khắp cả nước. Bấy giờ, tại ngôi làng nghèo khó nhất, chàng Lục Đức nằm mơ thấy vị thần râu tóc bạc phơ xuất hiện và phán rằng:
- Thái Thượng Lão Quân ta thấy người nghèo khó nhưng rất hiếu thảo với mẹ. Cho nên, hôm nay qua đây bày cách cho nhà người làm chiếc đèn tiến vua.
Thời gian trôi mau, khi đèn làm xong thì ngày rằm cũng tới. Dân chúng khắp nơi tiến dâng vật phẩm chế tác nhưng không ai làm vua hài lòng. Chỉ đến khi thấy chiếc đèn vừa là lạ, nhiều màu sắc, nhà vua tò mò hỏi ý nghĩa. Lục Đức theo lời Thái Thượng Lão Quân tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, thân trúc giữa đèn đại diện cho trục khôn, chong chóng quay 6 mặt chiếc đèn biểu tượng 6 cảm xúc của con người: thương, ghét, giận, hờn, buồn, vui. Con người thay đổi căn do là đạo làm người chưa tới. Bởi vậy cần ánh sáng soi tỏ để người người sống tốt lành, có đạo đức.
Sự tích Đèn kéo quân |
Đèn đốt lên làm quay chong chóng. Hình ảnh nhà vua, quan và ngựa nối đuôi nhau quay vòng. Vua cảm động lắm, liền thưởng mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu.
4. Sự tích chú Cuội cung trăng
Ở miền nọ có một chàng tiều phu tên Cuội. Một lần đi rừng vào nhầm hang cọp, Cuội giật bắn mình leo thoắt lên ngọn cây cao trốn. Cọp mẹ về hang thấy đàn con chết lả vì đói liền đi đến gốc cây gần chỗ Cuội ẩn đớp lấy một ít lá mang về mớm. Kỳ lạ thay, chưa đầy ăn giập miếng trầu, 4 chú cọp con quẫy đuôi sống lại. Chờ cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới tìm cây lạ đào gốc mang về.
Dọc đường đi, Cuội gặp lão ăn mày nằm chết trên bãi cỏ. Không ngần ngại, Cuội bứt ngay mấy lá cứu giúp ông lão đã thoát cửa tử. Nghe Cuội kể đầu đuôi, ông kêu lên:
sự tích chú cuội |
- Đây là cây đa có phép "cải tử hoàn sinh". Con chăm sóc cây đừng tưới nước bẩn kẻo cây bay lên trời đó.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người người. Ai ai cũng kính nể. Một lần, Cuội cứu sống cô con gái sảy chân chết đuối cho lão địa chủ. Nét mặt hồng hào, sự sống quay trở lại, cô xin lấy Cuội làm chồng. Đôi lứa xứng đôi hưởng những tháng ngày hạnh phúc. Ngặt một nỗi, cô vợ có tính hay quên. Những khi đi làm xa, Cuội dặn "có tiểu thì đi bên Tây, chớ tiểu bên Đông, cây dông lên trời" mà cô vợ như lú lẫn ruột gan, vừa nghe xong là quên ngay.
Một chiều, cô vợ không nhớ lời dặn cứ nhắm vào cây quý tiểu. Bỗng nhiên mặt đất chuyển động, gió thổi ào ào, cây đa đảo mạnh, bật gốc phi lên trời xanh. Vừa lúc Cuội đi kiếm củi về, hớt hải nhảy bổ đến níu cây lại. Nhưng sức người có hạn, cây đa kéo cả Cuội cứ thế bay lên cung trăng. Từ đấy, cứ mỗi dịp ngày rằm, ánh trăng sáng nhất, khi ngước nhìn lên, người ta thấy một vết đen hình cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc. Đó chính là chú Cuội đang chờ ngày được trở về trần gian.
5. Sự tích Thỏ ngọc
Tương truyền vào thời thiên địa hỗn mang, có một cặp thỏ tu luyện đắc đạo thành tiên đến diện kiến Ngọc Hoàng Thượng Đế. Khi tới Nam Thiên Môn, thỏ tiên bất chợt thấy Hằng Nga đang bị Thái Bạch Kim Tinh áp giải lên cung trăng. Sau khi nghe xong kiến giải sự tình từ vị thần gác cửa, thỏ tiên động lòng thương cảm Hằng Nga chỉ vì giải cứu bách tính mà vô tình phá luật cung đình. Khi về nhà, thỏ tiên kể lại chuyện, bàn với đàn thỏ con với ý định muốn đưa cậu "thỏ út" lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng. Gia đình thỏ ai cũng khóc không nỡ rời xa. Thỏ cha liền nói:
- Hằng Nga vì giải cứu bách tính mà bị liên lụy. Chẳng lẽ chúng ta lại đứng nhìn. Nếu đổi lại, người bị nhốt là ta thì các con có chịu ở cạnh cùng ta không? Chúng ta không chỉ nghĩ tới bản thân mình được.
sự tích thỏ ngọc |
Thỏ út rất hiểu lòng cha mẹ, chào từ biệt anh chị em và bay lên cung trăng ở cùng chị Hằng.
6. Sự tích Chị Hằng Nga
sự tích chị Hằng Nga |
Tiên nữ Hằng Nga nhìn xuống hạ giới thấy cảnh dân chúng lầm than trước sự bạo hành của tên vua gian ác. Hắn bắt mọi người phải đi tìm thứ thuốc trường sinh bất lão và hành hình những ai không có câu trả lời thỏa mãn. Đồng cảm với nỗi khổ của chúng sinh, Hằng Nga liền hóa kiếp thành cô thôn nữ và dâng thuốc độc cho tên vua. Với bản tính đa nghi, hắn ép nàng phải uống thử trước. Sau khi không thấy động tĩnh gì, tên vua an tâm uống và chết ngay lập tức. Về phần Hằng Nga, do phạm phải luật cung đình nên nàng đã bị Ngọc Hoàng Thượng Đế đày tới cung trăng.
7. Sự tích đèn ông sao
Sự tích đèn ông sao |
Ở ngôi làng nọ có hai cha con kiếm sống bằng nghề làm đèn Trung thu. Công việc lặp lại quanh năm khiến người con thấy nhàm chán với những chiếc đen đơn điệu. Một đêm, trong lúc mải mê ngắm trăng, anh nhìn thấy một vệt sáng tuyệt đẹp, lấp lánh kéo dài hình 5 cánh sao. Mừng rỡ, cứ tối đến, chàng trai lẻn ra sau vườn hì hục đốn tre, chuốt chẻ thành từng mảnh nhiều kích cỡ, lắp lắp tháo tháo hết đêm này sang đêm khác.
Rồi đêm rằm Trung thu cũng tới, khi đám rước đèn đi qua ngõ nhà 2 cha con, bọn trẻ tò mò đầy hứng khởi trước quầng sáng lấp lánh góc vườn. Quá háo hức, chúng giong chiếc đèn ngôi sao đi khắp làng. Những mùa trăng năm sau, sân nhà 2 cha con lại xuất hiện những chiếc đèn ngôi sao đủ các màu sắc.
Rồi đêm rằm Trung thu cũng tới, khi đám rước đèn đi qua ngõ nhà 2 cha con, bọn trẻ tò mò đầy hứng khởi trước quầng sáng lấp lánh góc vườn. Quá háo hức, chúng giong chiếc đèn ngôi sao đi khắp làng. Những mùa trăng năm sau, sân nhà 2 cha con lại xuất hiện những chiếc đèn ngôi sao đủ các màu sắc.
8. Sự tích chiếc mặt nạ Trung thu
Sự tích chiếc mặt nạ Trung thu |
Một chàng trai luôn lo lắng, linh cảm về tình yêu của cô gái mà anh hết mực thương yêu. Ông bụt tiên hiện lên và tặng chàng một chiếc mặt nạ cải trang và dặn hãy đeo nó vào ngày lễ hội khi tới gặp ý trung nhân. Sự thật bất ngờ, chàng sững sờ trước vẻ đẹp thành thiện của nàng nhưng lại chùn bước để quan sát. Quả nhiên, nàng đã thay lòng đổi dạ với con trai địa chủ nhà giàu.
Thất vọng về mối tình đầu, chàng trai quyết chí học hành, thi đỗ trạng nguyên và được phong quan. Vào những đêm rằm trăng sáng, chàng mở lễ hội và yêu cầu người tham dự đeo mặt nạ xấu xí, tay cầm đèn soi sáng xung quanh. Trong không khí vui tươi, một cô gái thanh tú đến diện kiến và hỏi tục lệ kỳ cục này. Chàng nói:
- Ta muốn tôn vinh những tấm lòng nhân ái. Những ai có tâm hồn trong sáng, chân thành, dù có che dầu gương mặt thật thì họ vẫn được nhận ra. Ta muốn trẻ em tin vào những điều đó, lớn lên, trưởng thành mà mang lại hạnh phúc cho người khác.
9. Sự tích múa lân và ông Thổ Địa
Tương truyền rằng, vị thần Thổ Địa ban phước sự giàu có, trù phú chứ không làm hại ai. Ông dụ con Kỳ Lân xuống trần gian, vào lãnh địa của mình để giúp đời khiến muôn dân hưởng thái bình, làm ăn khấm khá. Cứ tới mùa Trung thu đoàn viên, con Lân theo sau, ông Địa đi trước phe phẩy quạt mo, tươi cười hớn hở nhộn nhịp ban phước lộc cho buôn làng.
10. Vì sao Trung thu người ta lại ăn bưởi?
10. Vì sao Trung thu người ta lại ăn bưởi? |
Nhất thiết phải có bưởi trong Tết Trung thu. Trong tiếng Hán, từ "bưởi" đồng âm với "Du Tử" nghĩa là những người phiêu bạt xa quê nhớ ngày này để đoàn viên gia đình; đồng âm với "Hựu" với nghĩa bình an vô sự; đồng âm với "Hữu Tử" để kỳ vọng sinh con quý tử.
CÙNG PENPRO.VN CHIA SẺ GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP NHÉ
[/tintuc]